TẾT TRUNG THU – TẾT TÌNH THÂN – Ý NGHĨA VÀ NGUỒN GỐC TẾT TRUNG THU



Tết Trung thu là một trong lễ hội truyền thống của người dân Việt Nam từ bao đời nay, với ý nghĩa đoàn viên, Trung thu là dịp để gia đình sum họp, trẻ em vui chơi và mọi người tặng quà cho nhau, cùng chúc nhau những điều tốt đẹp nhất.

 

1. Nguồn gốc ngày Tết Trung Thu

     Tết Trung Thu còn được gọi là tết Trung nguyên hoặc tết Nguyên tiêu, là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian của nhiều nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều nơi khác. Tết Trung thu thường diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, khi trăng tròn và sáng rực.

 

     Nguồn gốc Tết Trung thu ở Việt Nam được cho là bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc với 3 truyền thuyết: Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng, và Sự tích về chú Cuội. Những sự tích Tết Trung thu này đã gắn liền với nền văn hóa Việt Nam và trở thành những câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác, đồng thời tạo nên sự độc đáo và ý nghĩa của Tết Trung thu trong quan niệm và truyền thống dân gian Việt Nam.

 

     Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức phong cảnh, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung thu trở thành Tết trẻ em vì các tập tục như thắp đèn, phá cỗ rất được các bạn nhỏ yêu thích. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quý mến của cha mẹ đối với mình.

 

Nhựa Đạt Hòa gửi đến Quý khách hàng, các em nhỏ lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp Tết Trung Thu

 

2. Ý nghĩa ngày Tết Trung Thu

     Ý nghĩa Tết Trung thu không chỉ đơn thuần là một ngày để trẻ em vui chơi, mà còn là một ngày quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt. Đây là dịp để khơi dậy tình cảm gia đình và tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ. Trong ngày này, không chỉ có trẻ em mà cả gia đình cùng quây quần bên nhau, tạo dựng một không gian ấm cúng và tràn đầy yêu thương. Đây là thời điểm để các thành viên trong gia đình gặp gỡ, chia sẻ niềm vui và tâm tư, tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ và gắn kết hơn với nhau. Qua Trung thu, mọi người cùng nhìn lại quá khứ, đón nhận tương lai và trân trọng những giá trị gia đình, tình yêu và sự đoàn kết.

 

Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu còn được chia ra với những ý nghĩa như:

     - Đối với trẻ em, Trung thu là dịp được chị Hằng xuống chơi, được ăn bánh trung thu, phá cỗ, được tặng lồng đèn đủ sắc màu. Trung thu là tết Thiếu nhi cũng thể hiện ý nghĩa trẻ em luôn được người lớn yêu thương, được vui chơi và được biết về nét văn hóa truyền thống của Việt Nam.

 

     - Đối với gia đình, Tết Trung Thu cũng là dịp cho con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ, và cũng để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau. Người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Vì thế, tình yêu gia đình, tình làng xóm, tình thân hữu lại càng khăng khít thêm.

 

     - Đối với văn hóa nông nghiệp lúa nước, mùa thu tháng Tám là thời điểm mưa thuận gió hòa, khí hậu mát mẻ và vụ mùa gieo trồng thuận lợi. Người dân tổ chức lễ hội vào ngày tết Trung thu để cảm tạ trời đất đã ban cho mùa màng bội thu, đem lại sự ấm no, đồng thời là dịp để trai gái gặp gỡ, giao duyên hay kết nối bạn bè, làng xóm.

 

Vui Tết Trung Thu 

 

3. Những hoạt động nổi bật trong ngày Tết Trung Thu

     3.1 Múa lân:

     Múa lân Trung thu là một phong tục truyền thống đặc biệt trong ngày Tết Trung thu ở Việt Nam. Khoảng 2-7 người mặc trang phục ống địa điều khiển một con lân lớn, biểu diễn những động tác uyển chuyển và đầy màu sắc. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung thu. Điệu hát Trống Quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.”

 

     Múa lân Trung thu thường diễn ra trước cửa nhà hoặc trên sân trường, đình làng, thu hút sự chú ý và niềm vui của mọi người. Nét đẹp và sự phối hợp của đội lân mang lại niềm hy vọng về may mắn và thịnh vượng trong năm mới.

 

Múa lân là phàn được rất nhiều trẻ em thích thú trong dịp Tết Trung Thu

 

     3.2 Rước lồng đèn trung thu

     “Tết Trung thu rước đèn đi chơi…”, lời hát vang vọng dính liền với tuổi thơ mỗi người dân Việt và trở thành một phần ký ức không thể thiếu. Ngoài ra, tết Trung Thu không thể thiếu đi hình ảnh chiếc đèn lồng nhiều màu sắc sáng rực rỡ dưới ánh trăng vàng. Đối với người Việt Nam, lồng đèn có đủ sắc màu được chế tạo từ các vật dụng gần gũi với đời sống hằng ngày như giấy, vải, lụa, giấy nilon nhiều màu, tre và nến.

     Thời điểm hiện tại, có rất nhiều loại lồng đèn được sản xuất, đa dạng chủng loại và rất nhiêu mẫu mã đẹp. Tuy nhiên, chiếc lồng đèn trung thu truyền thống mang nhiều ý nghĩa khác nhau của người Việt và được giữ gìn và phát triển trong tương lai.

 

Rước đèn là phần không thể thiếu trong dịp Tết Trung Thu

 

     3.3 Tặng quà cho nhau dịp Tết Trung thu

     Trong ngày Trung thu, người dân Việt Nam thường tặng quà và dành tặng những lời chúc tốt đẹp cho nhau. Mọi người thường chuẩn bị những món quà như bánh Trung thu, kẹo, đèn lồng, hoa quả để biếu cho gia đình, bạn bè, người thân, khách hàng và những người thân thiết để thể hiện lòng tri ân, tình cảm yêu thương và sự chia sẻ trong ngày lễ đặc biệt này.

 

     Nhận được những món quà Trung thu mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, tạo nên không khí đoàn viên và ấm áp trong gia đình và cộng đồng.

 

     3.4 Ăn bánh Trung thu và các món ngon

     Bánh trung thu và uống trà là hoạt động không thể thiếu trong những ngày này. Gia đình cùng nhau thưởng thức bánh trung thu, uống trà hoặc thưởng thức các món ăn ngon, chia sẻ khoảnh khắc ấm áp bên nhau. Dưới ánh trăng sáng mọi người cùng nhau ước nguyện những điều tốt đẹp nhất cho gia đình.

 

     3.5 Gửi lời chúc mừng Tết Trung Thu

     Rước đèn, múa lân, hát trống quân, ngắm trăng Rằm… tạo nên không khí sôi động và rực rỡ. Trong bầu không khí hân hoan chào đón Tết Trung Thu, mọi người cũng không quên dành cho nhau những lời chúc, những phần quà đến người thân, gia đình, bạn bè cũng như Quý khách hàng.

 

     Nhân dịp Tết Trung Thu năm 2023 Nhựa Đạt Hòa kính chúc Quý khách hàng/Quý đối tác, các em nhỏ, cùng toàn thể CB. CNV Đạt Hoà một mùa Trung Thu an lành và tràn đầy niềm vui!

 

     Chân thành gửi lời chúc Tết Trung Thu đến Quý khách hàng, CB. CNV công ty, cảm ơn Quý khách hàng cũng như toàn thể CB. CNV Đạt Hòa đã tin tưởng và đồng hành cùng Nhựa Đạt Hòa trong thời gian qua.

Bài viết liên quan
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30/04 VÀ 01/05

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30/04 VÀ 01/05

Công ty TNHH Nhựa Đạt Hoà xin trân trọng thông báo đến Quý khách hàng, Quý đối tác lịch nghỉ lễ giỗ tổ Hùng...

SẢN PHẨM MỚI ỐNG NHỰA uPVC  DÙNG CHO HỆ THỐNG TƯỚI NÔNG NGHIỆP

SẢN PHẨM MỚI ỐNG NHỰA uPVC DÙNG CHO HỆ THỐNG TƯỚI NÔNG NGHIỆP

Nhằm phục vụ tối đa nhu cầu sử dụng của khách hàng trong sản xuất Nông Nghiệp. Nhựa Đạt Hòa đã nghiên cứu...

THÔNG BÁO NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2024

THÔNG BÁO NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2024

Nhựa Đạt Hoà xin trân trọng thông báo đến Quý khách hàng, Quý đối tác thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 như...

NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT NĂM 2023

NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT NĂM 2023

Trong thời gian qua Nhựa Đạt Hoà không ngừng đổi mới, cải tiến – sáng tạo, nâng chất chất lượng sản phẩm...

Những ưu điểm và ứng dụng nổi bật của ống HDPE Đạt Hòa

Những ưu điểm và ứng dụng nổi bật của ống HDPE Đạt Hòa

Ống HDPE là loại ống hiện được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các công trình xây dựng. Với độ bền cao,...

HAPPY NEW YEAR 2024

HAPPY NEW YEAR 2024

Năm cũ qua đi, năm mới bước tới với rất nhiều hoạch định mới và thành công phía trước. Trong thời khắc chuyển...